Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

CÔNG VIỆC QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG

QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT CHÍNH LÀ LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT, QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN LÂU DÀI CHO DANH NGHIỆP.

Quản lý nhà máy sản xuất hiệu quả đòi hỏi người quản đốc sản xuất cần nắm chắc những kỹ năng quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý, xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề… Đặc biệt cần cập nhật thường xuyên những kiến thức quản lý mới nhất để đáp ứng nhu cầu chung của hội nhập.
Vậy công việc người quản đốc phân xưởng là gì?
quản đốc sản xuất
Mô tả công việc:
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, điện, nước trong nhà máy.
- Tuân theo các quy định chung về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
- Bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ và trong sự cố đột suất.
- Lập kế hoạch và quản lý ngân sách bảo trì.
- Tư vấn Ban Giám Đốc các vấn đề kĩ thuật, an toàn lao động
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, báo cáo của bộ phận theo qui trình ISO.
- Quản lý tốt nhân viên cấp dưới làm việc theo quy định của công ty.
 Mục đích chức danh: 
- Điều hành, giám sát, quản lý Ca sản xuất
 Các nhiệm vụ chính:
1. Quản lý, điều phối, sử dụng lao động, nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất.
2. Báo cáo tình hình sản xuất trong ca định kỳ ngày, tuần, tháng, quý, năm.
3. Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, nội quy ATLĐ, kỷ luật lao động, VSTP, PCCC.
4. Đào tạo tay nghề công nhân mới.
5. Thiết lập và kiểm soát quy trình Sx tại xưởng
6. Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra CN chấp hành tốt nội quy Công ty.
7. Kiểm soát quy trình vận hành thiết bị sản xuất .
8. Đánh gía đề bạt , xử lý kỷ luật đối với tổ trưởng và công nhân..
9. Phân công và thiết lập bảng mô tả công việc cho TT và công nhân
10. Phối hợp với phòng QLCL đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với sản phẩm không phù hợp của xưởng.
 Các nhiệm vụ phụ:
1. Tham gia trực sản xuất theo lịch phân công.
2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tay nghề công nhân.
3. Tổ chức sinh hoạt, giáo dục, tuyên truyền và xây dựng tinh thần đoàn kết CN trong ca và xưởng
4. Thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng phòng ĐHSX hoặc ban GĐ phân công.
6. Dự báo tình hình thiết bị, nhân sự.
Quyền hạn :
  • Đề xuất các nguồn lực và hoạt động cần thiết để:
  • Hoàn thành mục tiêu của công việc
  • Cải tiến chất lượng sản phẩm
  • Cải tiến hiệu quả làm việc cá nhân và của nhà máy (điều kiện làm việc, quyền lợi, lương bổng, mua trang thiết bị,…)
Các mối quan hệ:
- Báo cáo cho: Trưởng Phòng ĐHSX, P.QLCL, Ban GĐ, P.KH
- Tương tác và phối hợp: Các Trưởng ca khác, Tổ Cơ điện, KCS, Kho, Bảo vệ.

KIẾN THỨC DÀNH CHO VỊ TRÍ QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

Chúng ta thường hay truyền miệng với nhau câu nói :”chín người mười ý” khi trao đổi làm việc với nhiều người khác nhau. Điều đó cho thấy rằng làm việc với con người luôn là một vấn đề phức tạp từ bao đời nay. Đặc biết đối với các cấp quản lý trong Doanh nghiệp thì vấn đề làm việc với con người lại trở lên nhức nhối và khó khăn hơn rất nhiều lần, những khó khăn đó còn tăng dần đều khi đội ngũ mà họ quản lý phần lớn là những công nhân quen với việc làm tay chân và  máy móc – một đội ngũ rất đa dạng về thành phần và trình độ. Không ai khác chính là đội ngũ các Anh/chị hiện đang giữ vị trí Quản đốc sản xuất tại các nhà máy hiện nay.
quản đốc sản xuấtChính vì vậy Quản đốc sản xuất cần biết và hiểu rõ được vai trò trách nhiệm công việc của vị trí mình đảm nhiệm để có thể làm tốt và hiệu quả những công việc được giao.
Trường PMS giới thiệu Anh/ chị đang quan tâm về công việc Quản đốc sản xuất những kiến thức dành cho vị trí Quản đốc phân xưởng sản xuất
Những kỹ năng kiến thức đó là:
  • Tổ chức sản xuất
    • Khái niệm về tổ chức sản xuất và nhiệm vụ của tổ sản xuất
    • Nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất
  • Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất
  • Khái niệm về mức lao động
  • Yêu cầu và nội dung của công tác định mức lao động
  • Phân loại thời gian làm việc
  • Các phương pháp xây dựng định mức lao động
  • Phương pháp điều tra phân tích
  • Phương pháp xây dựng định mức thời gian và định mức sản lượng
  • Phương pháp đánh giá việc hoàn thành mức
  • Đánh giá trình độ công tác tổ chức xây dựng và thực hiện định mức
  • Năng suất lao động và biện pháp tăng năng suất lao động
  • Khái niệm về năng suất lao động
  • Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
  • Phân tích tình hình năng suất lao động
  • Biện pháp tăng năng suất lao động
  • Kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên
  • Các khái niệm liên quan đến động lực làm việc của nhân viên
  • Hiểu biết tổ trưởng sản xuất về nhu cầu của nhân viên tại nơi làm việc là cơ sở tạo động lực làm việc cho nhân viên
  • Thiết kế công việc để làm tăng hiệu quả công việc
  • Vai trò của người lãnh đạo trong việc tạo động lực cho nhân viên
  • Làm giàu công việc
  • Những hình thức làm giảm công việc ở doanh nghiệp bạn
  • Phân tích công việc
  • Khai niệm và ý nghĩa của phân tích công việc
  • Những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc
  • Nội dung trình tự thực hiện phân tích công việc
  • Các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc
  • Những nội dung chính của bản mô tả công việc
  • Bảng tiêu chuẩn công việc
  • Phương pháp ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất
  • Mục đích và yêu cầu ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất
  • Những thông tin cần thu thập trong ghi chép ban đầu tại tổ sản xuất
  • Tổng hợp số liệu và theo dõi tình hình sản xuất tại tổ sản xuất
  • Hoạch định lịch trình sản xuất
  • Các nguyên tắc sắp xếp thứ tự các công việc
  • Nguyên tắc Johnson
  • Phương pháp phân công công việc trên các máy và cho từng nhân viên
  • Mô hình điều độ sản xuất theo lô và hỗn hợp
  • Đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên
  • Những khái niệm liên quan đến việc đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên
  • Trình tự tổ chức khoá đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
  • Quản lý máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
  • Quản lý máy móc thiết bị
  • Định mức sử dụng nguyên vật liệu
  • Đánh giá năng lực thực hiện công việc của công nhân và tổ chức cung cấp thông tin phản hồi
Những kỹ năng này vô cùng thiết yếu để giúp người Quản đốc sản xuất ngày càng phát triển cao hơn nữa, giúp họ quản lý và phát triển hiệu quả công việc cho nhà máy sản xuất. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn và các kỹ năng quản lý cho Quản đốc là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

KINH NGHIỆM LÀM QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT

VỚI SỰ BIẾN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY, CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LUÔN PHẢI GỒNG MÌNH THÍCH NGHI TỪ KHÂU SẢN XUẤT, NGUỒN HÀNG, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, ĐẦU TA… CHO ĐẾN ĐỘI NGŨ NGUỒN NHÂN LỰC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY. TẤT CẢ LUÔN ĐẶT TRONG TÌNH TRẠNG CẤP THIẾT VÀ KHẨN TRƯƠNG.

VÀ ĐỂ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐƯỢC DIỄN RA LIÊN TỤC THÌ LUÔN CẦN ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT TRỰC TIẾP CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI XƯỞNG, ĐÓ CHÍNH LÀ NHỮNG QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT.

quản đốc sản xuất
Vậy để có thể đảm trách được vai trò quan trọng của vị trí quản đốc sản xuất cần có những kinh nghiệm như thế nào? Trường PMS giới thiệu đến những Anh/chị đang quan tâm và muốn phát triển nghề nghiệp lên một tầm cao mới một số thông tin về kinh nghiệm làm việc của vị trí quản đốc sản xuất:
  • Quản lý, điều phối, sử dụng lao động, nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất.
  • Báo cáo tình hình sản xuất trong ca định kỳ ngày, tuần, tháng, quý, năm.
  • Thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, nội quy ATLĐ, kỷ luật lao động, VSTP, PCCC.
  • Đào tạo tay nghề công nhân mới.
  • Thiết lập và kiểm soát quy trình Sx tại xưởng
  • Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra CN chấp hành tốt nội quy Công ty.
  • Kiểm soát quy trình vận hành thiết bị sản xuất .
  • Đánh gía đề bạt , xử lý kỷ luật đối với tổ trưởng và công nhân..
  • Phân công và thiết lập bảng mô tả công việc cho TT và công nhân
  • Phối hợp với phòng QLCL đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với sản phẩm không phù hợp của xưởng.
  • Tham gia trực sản xuất theo lịch phân công.
  • Tổ chức kiểm tra, đánh giá tay nghề công nhân.
  • Tổ chức sinh hoạt, giáo dục, tuyên truyền và xây dựng tinh thần đoàn kết CN trong ca và xưởng
  • Thực hiện một số nhiệm vụ do Trưởng phòng ĐHSX hoặc ban GĐ phân công
  • Dự báo tình hình thiết bị, nhân sự.

Một người Quản Đốc Sản Xuất giỏi đòi hỏi cần nắm chắc những kỹ năng quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý, xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề… Đặc biệt cần cập nhật thường xuyên những kiến thức quản lý mới nhất để đáp ứng nhu cầu chung của hội nhập.
Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tùy thuộc phần lớn vào hiệu quả trong sản xuất, trong đó người Quản Đốc Sản Xuất đóng một vai trò rất quan trọng. Họ chính là cầu nối của Lãnh đạo doanh nghiệp với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm trong việc thực hiện kế hoạch các vấn đề chất lượng, năng suất, chi phí, kể cả nhân sự trong sản xuất. Sự thành công của doanh nghiệp tùy thuộc phần lớn vào kỹ năng chuyên môn và quản lý của Quản Đốc Sản Xuất.

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CẤP QUẢN ĐỐC

Quản đốc sản xuất là nhân tố quan trọng trong xưởng sản xuất, PMS xin chia sẽ bản mô tả công việc cấp quản đốc và các bộ phận khác trong xưởng sản xuất

quản đốc sản xuất

CÔNG VIỆC CẤP QUẢN ĐỐC

1.Kiểm soát tất cả các hoạt động sản xuất của công ty một cách chặt chẻ và có hiệu quả;
2.Tham gia váo các hoạt động sản xuất trực tiếp cùng với phó quản đốc  và các tổ trưởng;
3.Chiệu trách nhiệm trong việc theo dõi và lập ra định mức lao động để tăng hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm;
4.Luôn chủ động trong việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự để bổ sung kịp thời lao động cho sản xuất;
5.Tư vấn cho ban giám đốc công ty về chiến lược hoạt động sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất
6.Phối hợp với bộ phận nhân sự của công ty để kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm khách quan, công bằng, minh bạch
7.Thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền
8.Chấp hành các nhiệm vụ khác do BGĐ  giao phó

BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1.Đối với cấp phó quản đốc
a/Tiếp nhận thông tin đơn hàng, kiểm tra bản vẽ sơ bộ trước khi sản xuất
b/Triển khai sản xuất  theo đúng kế hoạch sản xuất
c/Chiệu trách nhiệm quản lý nhân sự,theo dõi nắm bắt tình hình công nhân trong xưởng
d/Tham mưu với cấp trên về việc thay đổi qui trình sản xuất nhằm tăng năng suất
e/Tham gia trực tiếp sản xuất với các tổ trưởng
f/Tính toán năng suất thực tế cho một chi tiết, một sản phẩm cụ thể,tổng hợp báo cáo kết quả cuối cùng
g/Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, tình trạng máy móc thiết bị tại phân mình
k/Bố trí, điều động nhân sự hợp lý khi quản đốc vắng mặt
l/Báo cáo trực tiếp quản đốc xưởng
  1. Đối với trưởng bộ phận cơ điện
a/Lập qui trình sửa chữa định kỳ tất cả các máy móc trong xưởng hợp lý b/Tìm kiếm nhà cung cấp các thiết bị phụ kiện máy và sản xuất dao cụ
c/Thường xuyên kiểm tra các hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống khí nén ,hút bụi . Có kế hoạch bảo trì ,sữa chữa,thay thế định kỳ
d/Viết tài liệu đào tạo ,tài liệu sửa chữa , lịch sử máy …..Lưu trữ và sử dụng khi cần thiết
e/Thường xuyên đào tạo người đứng máy trực tiếp hoặc người có trách nhiệm quản lý máy tại các bộ phận làm việc
f/Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhân viên cấp dưới hoàn thành tốt công việc mà trưởng bộ phận giao phó
g/Báo cáo trực tiếp với xưởng trưởng
  1. Đối với trưởng bộ phận KCS
a/Điều động nhân viên hợp lý tại các phân xưởng để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng nhà máy mà ban giám đốc phê duyệt
b/Thường xuyên đào tạo nhân viên về cách kiểm tra : Đọc bản vẽ, sử dụng dụng cụ đo,qui trình kiểm tra, kỹ năng kiểm tra…..
c/Trong khi kiểm tra sản phẩm phải bố trí thời gian hợp lý tránh chồng chéo trong quá trình sản xuất và kiểm tra.
d/Cập nhận thường xuyên sự thay đổi thông tin từ PKH và XSX để kiểm tra và nắm bắt chính xác yêu cầu nhà máy đưa ra.
e/Đào tạo, khuyến khích nhân viên cấp dưới tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất khi thời gian rãnh
  1. Đối với các tổ trưởng
a/Chiệu trách nhiệm về việc phân công công việc cho từng nhân viên theo đúng vị trí chức năng và theo từng khả năng của mỗi người.
b/Chiệu trách nhiệm liên đới về việc sai sót mà nhân viên vi phạm
c/Luôn báo cáo với cấp quản lý xưởng về tiến độ ,vướng mắc trong công việc để xử lý kịp thời
d/Tham mưu với lãnh đạo về việc thuyên chuyển, sa thải , bổ sung nhân sự một cách kịp thời, công bằng, chính xác.
e/Thường xuyên đào tạo cho nhân viên để tiếp cận công việc tốt và hiệu quả
f/Viết chương trình đào tạo trong bộ phận nhằm lưu trữ tài liệu sau này để phát triển thành giáo án đào tạo cho công ty thông qua phê duyệt của xưởng trưởng và BGĐ
g/Định mức thời gian chế tạo cho từng sản phẩm ,cách sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu . Đánh giá đúng mục đích sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ chế tạo sản phẩm.
Báo cáo trực tiếp xưởng sx.

QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT – NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP

Hiện nay, trong Doanh Nghiệp các nhà quản lý sản xuất đa phần được đề bạt từ những người sản xuất giỏi chuyên môn vì vậy tình trạng các nhà quản lý thiếu kỹ năng quản lý và điều hành tổng thể không phải là trường hợp dị biệt.
Từ phía những nhà quản lý sản xuất vì thiếu công cụ và không được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản lý nên
Để có thể trở thành một quản đốc sản xuất giỏi cần nắm được các kỹ năng về quản lý con người, quản lý lãng phí, quản lý chất lượng, tổ chức ,quản lý kế hoạch xưởng hiệu quả cùng nhiều kỹ năng khác. Hiểu được những mong muốn của các nhà quản lý sản xuất, vừa qua Trường PMS đã tổ chức thành công khóa học  " Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp " . Khóa học được các Doanh Nghiệp đánh giá cao về tính thực tiễn và đi sát với thực tế các vấn đề đang tồn tại trong sản xuất. Đồng thời cung cấp những giải pháp sáng tạo và công cụ hiệu quả để quản lý sản xuất tại Doanh nghiệp.
Đối với các anh quản đốc đến từ Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Betrimex, được tham gia những khóa đào tạo vừa bổ sung thêm kiến thức , kinh nghiệm vừa là những ngày học mang lại niềm vui sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Quản đốc sản xuất
Từ những hoạt động giải lao đến những hoạt động trong giờ học, các anh đều tham gia rất nhiệt tình và sôi nổi.
Quản đốc sản xuấtQuản đốc sản xuấtQuản đốc sản xuất
Anh Nguyễn Quốc Hoàng đến từ Công Ty TNHH Suzuki Latex rất tâm đắc với những hoạt động của khóa học, anh nhận xét : ” Phương pháp giảng dạy của giảng viên rất dễ hiểu , thực tiễn và các ví dụ trong hoạt động nhóm sát với thực tế Doanh Nghiệp. Ngoài ra, chất lượng phục vụ của trung tâm rất tốt và chu đáo “.
Quản đốc sản xuất
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, từng kinh qua nhiều vị trí khác nhau trong sản xuất và thực sự tâm huyết với nghề đào tạo . Giảng viên Hoàng Minh Nghiệp đã chia sẻ và tư vấn những phương pháp làm việc mà ông đã tích lũy được trong quá trình ” lăn lộn ” với nghề, những công cụ để cải tiến hiệu suất làm việc tối ưu mà không phải bất cứ ai trong nghề cũng nắm bắt và sở hữu được những công cụ ấy. Khóa học kết thúc trong niềm vui của các anh quản đốc và người giảng viên tận tình. Thực tiễn – hiệu quả – tính ứng dụng cao chính là những điều mà PMS luôn cam kết trong các khóa học của mình. Vì sự phát triển của Doanh Nghiệp cũng chính là sự phát triển của chúng tôi.